Theo TS Doãn Ngọc Hải, với lời tuyên chiến tấn công nhà vệ sinh bẩn, Bộ trưởng Y tế đã có sự chuẩn bị mang tính chiến lược trong một thời gian khá dài, không phải nói vậy rồi thôi, rồi bỏ đấy, mà giờ đến lúc phải quyết liệt hành động.
Trong định hướng chung nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại những tiện ích và cơ sở hạ tầng, điều kiện thăm khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh thì không thể bỏ qua vấn đề vệ sinh và nhà vệ sinh trong bệnh viện và các cơ sở y tế.
Với bảo hiểm y tế toàn dân, giá viện phí điều chỉnh theo hướng thu đủ bù chi, đã kết cấu phần vệ sinh vào giá thành, vậy có lý do gì không làm tốt vấn đề này, vì đây là điều bức xúc cho bất kỳ ai vào bệnh viện.
Thiếu ý thức, không quan tâm đúng mức
Là Viện Quốc gia đầu ngành, được Bộ Y tế giao nhiệm vụ chuyên môn nghiên cứu kỹ thuật và tư vấn chuyên môn về vệ sinh môi trường, ông cho biết thực trạng các nhà vệ sinh trong bệnh viện hiện nay như thế nào?
Qua kiểm tra, đánh giá hàng trăm bệnh viện và cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, huyện, phải nói rằng trong những năm gần đây công tác vệ sinh bệnh viện nói chung, trong đó có nhà vệ sinh đã được cải thiện do các bệnh viện đã được xây mới, cải tạo hoặc nâng cấp bằng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay, tiền viện trợ quốc tế hoặc vốn của địa phương...
![]() |
Tiến sĩ Doãn Ngọc Hải: Nhà vệ sinh bệnh viện chưa được nhà quản lý quan tâm đúng mức |
Trong cuộc khảo sát về cấp nước và vệ sinh trong các cơ sở y tế năm 2015 do Viện chúng tôi tiến hành trên các bệnh viện các tuyến theo vùng sinh thái đã phát hiện nhiều vấn đề bất cập và hạn chế.
Nhà vệ sinh các bệnh viện, nhất là khu vực dành cho bệnh nhân và các khu vệ sinh chung còn bẩn, thiếu nước, thiếu giấy, thiếu xà phòng rửa tay, dây đọng nước, xí bị vỡ, hư hỏng không được sửa chữa, và đặc biệt là mùi hôi nặng nề do lượng người dùng nhiều, không được xử lý kịp thời. Một số bệnh viện các nhà vệ sinh bị khóa cửa do không có người lau dọn.
Nguyên nhân có thể do vấn đề này chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức, thiếu sự tổ chức và quản lý hợp lý, thiếu kỹ năng và ý thức trong bảo quản và sử dụng của cả nhân viên y tế và người bệnh, người dân.
Ở một số vùng như miền núi, vùng sâu, thiết kế nhà vệ sinh chưa phù hợp với tập quán và đặc điểm tình hình của địa phương nên nhà vệ sinh dù có nhưng chưa được sử dụng, bảo quản đúng.Việc thiếu nguồn lực bao gồm nhân lực và kinh phí cũng là một rào cản để các bệnh viện thực hiện tốt công tác vệ sinh bệnh viện.
Nhà vệ sinh phải được ưu tiên
Theo ông, để giải quyết triệt để vấn đền này, cần có các giải pháp, chiến lược gì?
Để các định hướng và chỉ đạo của Bộ trưởng được thực thi nhanh chóng và triệt để, cần có thêm các giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thể chế, cần có các quy định, hướng dẫn cụ thể về thực hiện vệ sinh trong cơ sở y tế, trong đó quy rõ trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị chuyên môn kỹ thuật, người đứng đầu cơ sở y tế.
Thứ hai, cần đẩy mạnh việc thanh kiểm tra các bệnh viện, cơ sở y tế để đảm bảo tốt việc thực thi các quy định, hướng dẫn này.
![]() |
Chưa kể chuyện phải sạch sẽ, nhà vệ sinh bệnh viện còn phải lắp đặt các thiết bị chuẩn tối thiểu cho người bệnh sử dụng, vốn rất khác so với nhà vệ sinh thông thường |
Thứ ba, cần đẩy mạnh việc truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các nhà quản lý bệnh viện, nhân viên y tế và chính những người bệnh, người dân về quản lý, sử dụng, bảo quản, duy trì vệ sinh bệnh viện nói chung, trong đó có nhà vệ sinh.
Đã đến lúc chính các nhà quản lý bệnh viện cần nhận thức rõ rằng vệ sinh và nhà vệ sinh bệnh viện là một trong những khía cạnh quan trọng, cần được ưu tiên trong nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại cơ sở mình.
Mùi hôi nặng nhất
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường có đóng góp gì cho cuộc “tuyên chiến” với nhà vệ sinh bệnh viện của Bộ trưởng Bộ Y tế?
Trước mắt, Viện chúng tôi đã chuẩn bị và sẽ sớm phổ biến Hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường trong các cơ sở y tế, là cẩm nang kỹ thuật để các bệnh viện và cơ sở y tế xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện cải thiện vệ sinh môi trường tại đơn vị mình.
Chúng tôi cũng đã biên soạn những tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và người dân về vệ sinh bệnh viện và sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các bệnh viện để triển khai.
Về các giải pháp kỹ thuật, theo khảo sát năm 2015 vừa qua, mùi hôi là vấn đề thường gặp nhất và gặp nặng nhất trong các nhà vệ sinh tại các cơ sở y tế.
Viện chúng tôi đã hợp tác với các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành xây dựng thành công mô hình khử mùi nhà vệ sinh. Sắp tới, Viện chúng tôi sẽ triển khai áp dụng tại các bệnh viện tuyến trung ương và sẽ chuyển giao cho tuyến dưới trong giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, Viện chúng tôi đang triển khai đề án xây dựng giải pháp kỹ thuật nhằm giúp giải quyết vấn đề nhà vệ sinh tại các bệnh viện đang bị quá tải.
Chúng tôi hy vọng kết quả đề án sẽ khả quan và được áp dụng rộng rãi nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng vệ sinh bệnh viện.
Trần Anh
" alt=""/>Chiến lược Bộ trưởng tấn công nhà vệ sinh bệnh việnNơi khan nước sạch
Bình Đại là một huyện biển của tỉnh Bến Tre. Nhưng mỗi năm, cứ vào mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Nhiều năm nay, bà con huyện Bình Đại đã tìm cách sống chung với hạn và mặn. Mùa mưa tới, bà con tích nước ngọt trong các lu nước, bể nước đặt quanh nhà để sử dụng dần. Tuy nhiên, với những gia đình khó khăn, biết là phải tích nước nhưng lực bất tòng tâm vì không có điều kiện mua dụng cụ chứa. Những lu nước ngọt che đậy tạm bợ, đầy bụi, rêu xanh rồi cũng phải chắt đến những giọt cuối cùng để nấu nướng, giặt giũ và phục vụ mọi nhu cầu sinh hoạt khác.
Những xã ở xa như Thừa Đại, Châu Hưng và Vang Quới Đông, nhiều gia đình cũng đã đào, khoan giếng, khai thác nước ngọt tầng nông để sử dụng nhưng nước cũng rất khan hiếm và có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe người sử dụng. “Biết nguồn nước bẩn, không an toàn, đặc biệt là cho trẻ em nhưng ăn có thể nhịn, làm sao nhịn uống được”, người dân ở đây cho biết.
Năm nay, mưa đã về với xứ dừa Bến Tre, xoa dịu những thửa đất, vườn cây ăn trái và biết bao gia đình oằn mình trong đợt hạn mặn vừa qua. Người dân ở hai xã Thừa Đức, Châu Hưng, Vang Quới Đông hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo đã tích cực đào hố, mua thêm bình chứa, huy động mọi vật dụng trong nhà để tích nước ngọt. Song, theo dự đoán, nỗi lo nước mặn và bẩn vì thế vẫn sẽ còn kéo dài, đe dọa cuộc sống người dân xứ dừa từ năm nay qua năm khác.
Đưa nước sạch về vùng hạn mặn
Sau công trình đưa dòng nước mát từ đỉnh núi về với 350 người dân Xê Đăng - Tơ Đrá ở làng Kon Mông Tu, xã Đắk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, sau đó là tỉnh Ninh Thuận, chương trình “Sẻ chia nước sạch” do nhãn hàng Comfort 1 lần xả tổ chức tiếp tục về với bà con ở Thừa Đức, Châu Hưng và Vang Quới Đông thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
Theo đó, chương trình đã trao tặng 160 bình đựng nước dung tích 500 lít giúp bà con có thêm vật dụng tích nước ngọt trong mùa mưa và 160 máy lọc nước Unilever Pure it để bà con có phương tiện lọc nước, giảm bớt nỗi lo về nước bẩn đe dọa sức khỏe ngày này qua ngày khác. Ngoài ra, 160 phần quà gồm nhiều sản phẩm khác nhau đến từ công ty Unilever cũng đã được gửi đến tận tay bà con để chia sẻ niềm vui và nụ cười đến người dân vùng hạn mặn.
![]() |
Bà Trần Thị Thu Hà - Giám đốc nhãn hàng Comfort 1 Lần Xả (bên phải) trao quà tặng cho đại diện huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre |
Tại buổi trao quà, nhiều gia đình phấn khởi cùng nhau đến từ sớm, người ôm quà, người lăn thùng nước, người mang máy lọc nước về nhà. Một người dân ở xã Thừa Đức chia sẻ: “Đợt hạn vừa rồi, nhà tôi đông người nên thiếu nước nghiêm trọng. Gia đình đang tích cóp mua bồn chứa nước thì may mắn có quà tặng từ “Sẻ chia nước sạch”. Với quà tặng này, gia đình tôi có thể chủ động về nguồn nước, trữ được nhiều nước sạch để sử dụng lâu dài hơn trong mùa khô sang năm”.
![]() |
Phấn khởi vận chuyển bồn nước về nhà |
Bà Trần Thị Thu Hà - Giám đốc nhãn hàng Comfort 1 Lần Xả cho biết: “Để có được những phần quà ý nghĩa này, toàn thể nhân viên công ty TNHH quốc tế Unilever đã cùng chia sẻ 1 ngày lương để sẻ chia khó khăn với bà con vùng hạn mặn. Chúng tôi đã vui mừng khi thấy bà con ở Kon Tum có công trình dẫn nước từ thượng nguồn cách nơi sinh sống gần 5km về ngay cạnh nhà rông. Chúng tôi vô cùng cảm động khi thấy bà con ở đội 4, thôn Nhị Hà, Thuận Nam, Ninh Thuận reo vui “nước về mừng hơn trúng số” hay “Sống gần 40 năm mới được thấy nước sạch”. Và hôm nay chúng tôi có mặt ở Bến Tre, đem những bồn nước, máy lọc nước về hy vọng san sẻ phần nào khó khăn của bà con. Không dừng ở đây, chúng tôi sẽ tiếp tục đi đến nhiều nơi nữa để thực hiện sứ mệnh nâng tầm cuộc sống mà Unilever luôn hướng đến suốt 20 năm qua”.
![]() |
Vui mừng nhận máy lọc nước Unilever Pureit |
Tiếp tục sứ mệnh về việc giúp tiết kiệm nước sạch thông qua việc xả quần áo 1 lần, nhãn hàng Comfort 1 Lần Xả phát động chiến dịch “Sẻ chia nước sạch”. Với mỗi lượt chia sẻ trên fanpage của Tuổi Trẻ, bạn đã đóng góp 2m3 nước sạch hỗ trợ đồng bào trong vùng hạn, mặn. Hoặc bằng hành động mua chai Comfort 1 Lần Xả tại Aeon Mall hoặc tại 132 chợ trên các tỉnh thành như Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quy Nhơn, Bình Định, Quảng Nam, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng từ ngày 07/05 đến 20/06/2016 bạn đã cùng Comfort 1 Lần Xả mang nước sạch đến vùng hạn. mặn. |
Thanh Loan
" alt=""/>Comfort mang nước sạch đến vùng hạn mặn Bến Tre